Máy mài là dụng cụ thiết yếu trong công việc chế tạo, giúp bạn gia công bề mặt và mang đến một thành quả hoàn chỉnh về tính thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên đường mài không phải cái nào cũng giống cái nào, có lúc bạn cần phải mài phẳng bề mặt, có lúc bạn lại cần mài lỗ khuôn hay những chi tiết mài khó tiếp cận. Vì thế mà một người thợ chuyên nghiệp cần phải 2 đến 3 loại máy mài khác nhau để tùy biến sử dụng bất cứ khi nào. Để hiểu rõ hơn về loại máy mài phổ biến thường dùng, META sẽ giới thiệu bạn đến thế giới của máy mài, đăc biệt là cách phân biệt giữa máy mài khuôn và máy mài góc
Máy mài góc là gì?
Máy mài góc thiết kế dạng cầm tay, sử dụng đĩa mài có đường kính dao động từ 100mm – 150mm.
Ngoài chức năng chính của máy mài góc là dùng để mài bề mặt, thì máy này còn có thể cắt hay đánh bóng trên nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, để chọn một chiếc máy mài có khả năng cắt hay đánh bóng trên vật liệu nào đó, còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố để chọn lựa một máy đúng chuẩn nhất, như công suất hay tốc độ vận hành. Và bài viết Mua máy mài góc cầm tay và những điều cần biết? sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chọn mua máy mài góc phù hợp nhất với từng công việc khác nhau.
Hình ảnh làm việc của một chiếc máy mài góc
Máy mài khuôn là gì?
Máy mài khuôn thiết kế nhỏ gọn hơn máy mài góc, bạn có thể sử dụng bằng 1 tay thật tiện lợi và linh hoạt khi di chuyển, giúp bạn thao tác dễ dàng trong thời gian liên tục mà không gây mỏi tay.
Khuôn mài thiết kế đa dạng hơn, bạn có thể tháo lắp dễ dàng với các hình dạng trụ chữ nhật hoặc trụ tam giác, trụ tròn…, giúp bạn mài được những chi tiết khó tiếp cận mà ở một chiếc máy mài thông thường không thể làm được.
Máy mài khuôn có thể tiếp cận được những chi tiết góc cạnh như thế này
Đối với một người thợ chuyên nghiệp thì bạn cần phải có 2 loại máy này mới có thể hoàn chỉnh được bước gia công sản phẩm. Vì nếu máy mài góc có thể làm việc được bề mặt diện rộng thì máy mài khuôn chỉ được sử dụng để mài những chi tiết nhỏ như góc cạnh, trong khuôn lỗ. Và bạn không nên dùng máy mài khuôn để mài mịn bề mặt phẳng vì mũi mài của khuôn quá bé so với vùng tiếp cận. Vì vậy việc sử dụng máy mài khuôn trong trường hợp này sẽ vừa không mang lại sự nhanh chóng mà lại còn không hiệu quả. Bởi cho dù bạn cẩn thận thế nào đi chăng nữa, cũng không thể mài mịn, phẳng và đồng đều như dùng máy mài góc được.